Những ngày gần đây, ở 2 thành phố lớn nhất của Việt Nam là Hà Nội và TP. Hồ Chính Minh đều gia tăng mức độ ô nhiễm không khí ở mức báo động đỏ gây nguy hiểm tới sức khỏe cho người dân. Theo khuyến cáo của Tổng cục Môi trường, những ngày có chất lượng không khí không tốt, người dân cần hạn chế ra ngoài, ở nhà đóng kín cửa, nếu có việc ra ngoài cần mang khẩu trang.
Nếu bạn đang “bị rối” trước việc nơi bạn đang sinh sống bị ô nhiễm không khí ở mức báo động, và bạn chưa hiểu về khái niệm ô nhiễm môi trường, nguyên nhân gây ra, cách khắc phục và hậu quả của ô nhiễm thì có thể dành vài phút để đọc hết bài viết này nha. Hôm nay, Hãy Tâm Sự sẽ chia sẻ tới các bạn đọc những tin tức về “Ô nhiễm không khí”. Để mọi người còn biết cách phòng tránh & bảo vệ sức khỏe.
Giới thiệu và Biện pháp phòng tránh khi ô nhiễm môi trường tăng cao
CHÚ Ý: Bài viết này được tổng hợp và thực hiện bởi Xuân Min, thành viên của website HayTamSu.Com – Tiếp theo, mình sẽ chia sẻ tới các bạn đọc khái niệm về ô nhiễm không khí, cách khắc hạn chế, khắc phục tình trạng, cách bảo vệ sức khỏe. Xin mời bạn đọc tìm hiểu nội dung cụ thể hơn ở những mục sau.
1. Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ LÀ GÌ ?
Ô nhiễm không khí (tên tiếng Anh: Air Polution) là sự có mặt của những hóa chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí. Từ đó, nó làm cho không khí KHÔNG sạch, hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân, hoặc cũng có thể làm giảm tầm nhìn xa (do bụi).
Hiện ô nhiễm không khí được chia ra làm hai loại: Ô nhiễm không khí nguồn tự nhiên & Ô nhiễm không khí nguồn nhân tạo.
+ Ô nhiễm không khí nguồn tự nhiên: Có thể là do núi lửa, cháy rừng, bão bụi, … Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v… Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí. Rất khó để nhận biết và ngăn chặn.
+ Ô nhiễm không khí nguồn nhân tạo: Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo hoặc Ô nhiễm không khí do yếu tố con người rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch, hoạt động của con người, các phương tiện giao thông vận tải…
2. NGUYÊN NHÂN GÂY RA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ?
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm không khí đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng và khó khắc phục hơn ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.
Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do hoạt động của con người gây ra như: khai thác, công nghiệp, giao thông, xây dựng, nông nghiệp, luyện kim, …
Ngoài ra còn do một số hoạt động tự nhiên khác (cháy rừng, núi lửa phun trào, bão bụi…) có tác động tiêu cực tới môi trường.
3. MỘT SỐ HỢP CHẤT, HÓA CHẤT ĐỘC HẠI GÂY Ô NHIỄM MỖI TRƯỜNG, SỨC KHỎE CON NGƯỜI
• CO2 (Cacbon đi-ô-xít) : Thứ này được thải ra từ các quá trình đốt cháy, hoạt động của vi sinh vật, hô hấp của thực vật.
• CO (Carbon monoxit): Chất này thải ra môi trường từ các phương tiện giao thông, đốt cháy…
• NO2 (Oxit Nitơ)
• NH3 (Amoniac) : Chất này thải ra từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
• Khí Chlorofluorocarbons – CFCs.
• Chì (Pb), Thủy ngân (Hg) thải ra ngoài môi trường do các hoạt động công nghiệp, đúc, khai thác …
• Các hạt mịn (PM) được sản sinh từ các hoạt động núi lửa, cháy rừng, nhiên liệu hóa thạch, khai thác, đúc, …
• Sulfur oxit ( SOx) đặc biệt là SO2, khí độc được tạo ra bởi hoạt động núi lửa, các quá trình công nghiệp và đốt nhiên liệu hóa thạch.
• Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs): toluene, xylene, mêtan(CH4), benzen thơm, …
• Chất phóng xạ từ các vụ nổ hạt nhân, vụ nổ chiến tranh.
• Các hạt mịn (PM) được sản sinh từ các hoạt động núi lửa, cháy rừng, nhiên liệu hóa thạch, khai thác, đúc, v.v.
Và nhiều hợp chất khác nữa.
4. HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
• Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, động vật.
Khi chúng ta tiếp xúc với ô nhiễm không khí, các vấn đề liên quan đến sức khỏe như hô hấp, tim mạch, hen suyễn, ung thư, viêm phổ, suy tim, xoang, các bệnh liên quan đến tai mũi họng, …
Cũng giống như con người, động vật cũng phải đối mặt với một số tác động tiêu cực của ô nhiễm không khí. Hóa chất độc hại có trong không khí có thể khiến các loài động vật hoang dã phải di chuyển đến môi trường mới và thay đổi môi trường sống của chúng. Các chất ô nhiễm độc hại lắng đọng trên bề mặt nước cũng có thể ảnh hưởng đến động vật biển.
• Lưu huỳnh đioxit, Nitơ đioxit, ozon, fluor, chì, … gây hại trực tiếp cho thực vật khi đi vào khí khổng, làm hư hại hệ thống giảm thoát nước và giảm khả năng kháng bệnh.
• Trái Đất nóng lên.
Sự nóng lên của Trái đất do hiệu ứng nhà kính cũng gây ra những thay đổi ở động – thực vật trên Trái đất.
• Mưa acid.
Những loại khí độc hại như nitơ oxit và lưu huỳnh oxit được thải vào khí quyển trong quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch. Và khi trời xuất hiện những cơn mưa, các giọt nước mưa kết hợp với các chất ô nhiễm không khí này tạo nên axit và sau đó rơi xuống đất dưới dạng mưa axit.
Không những thế acid còn tác động gián tiếp lên thực vật và làm cây thiếu thức ăn như Canxi và giết chết các vi sinh vật đất. Nó làm ion Al được giải phóng vào nước làm hại rễ cây (lông hút) và làm giảm hấp thu thức ăn và nước.
Tóm lại, mưa axit có thể gây thiệt hại lớn cho người, động vật và cây trồng, làm tổn hại đến những sinh vật sống dưới nước, làm thay đổi tính chất của nước ở các sông, suối, …
• Ðối với động vật, nhất là vật nuôi, thì fluor gây nhiều tai họa hơn cả. Chúng bị nhiễm độc do hít trực tiếp và qua chuỗi thức ăn.
• Suy giảm tầng ozone – (O3).
Ozone nằm trong tầng bình lưu của Trái Đất, và chức năng của nó là bảo vệ con người khỏi các tia cực tím (tia UV) có hại.
Hiện nay, nhiều chuyên gia đã chỉ ra tầng O3 của Trái Đất đang bị suy giảm đi vì có nhiều khí hydro chlorofluoro carbons và chlorofluorocarbons trong khí quyền. Khi tầng ozone mỏng đi, nó sẽ phát ra các tia có hại trên trái đất gây ra các vấn đề liên quan đến da và mắt. Tia UV cũng có ảnh hưởng xấu đến cây trồng và động vật.
• Ô nhiễm bụi.
Bụi có thể gây các bệnh ở mắt, da, bệnh đường máu, bệnh hô hấp, các hệ thống khác của cơ thể.
Bụi có thể gây ung thư: bụi chứa thành phần độc hại, bụi amiang, … Nguy hiểm hơn, nếu Bụi vào cơ thể tan trong máu và các dịch cơ thể, v.v
Và nhiều hậu quả khác nữa.
5. VIỆT NAM ĐANG Ở MỨC Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ NẶNG?
Thuộc quốc gia đang phát triển, Việt Nam hiện đang có nhiều hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp… Và tình trạng ô nhiễm không khí ở đất nước hình chữ S đang ở mức báo động đỏ, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, hoặc các khu đô thị, v.v.
Những ngày gần đây, ở Thủ Đô, chỉ số chất lượng không khí, chỉ số ô nhiễm không khí ở đang ở thế “Ngàn cân treo sợi tóc” – Bởi vì từ sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông, thành phố này đang bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng, ở mức báo động đỏ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân, động thực vật.
Để bảo vệ sức khỏe, khuyến cáo người dân hạn chế ra đường, hoặc nếu có ra đường thì nên mặc quần áo, đeo khẩu trang kín người để không hít phải không khí bụi, chất độc hại, …
6. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG KHÔNG KHÍ ĐANG BỊ Ô NHIỄM ?
▶️ Biện pháp kỹ thuật:
• Thay thế nhiên liệu đốt cháy từ than đá, dầu mazut bằng việc sử dụng điện để ngăn chặn ô nhiễm không khí bởi mồ hóng và SO2.
• Thay thế các loại máy mọc, dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây nhiều ô nhiễm bằng các dây chuyền công nghệ hiện đại, ít ô nhiễm hơn
▶️ Biện pháp quy hoạch:
• Khuyến khích người dân đi lại bằng các phương tiện công cộng để giảm thiểu ùn tắc và phương tiện tham gia giao thông, qua đó làm giảm mật độ khói bụi và các chất thải do quá trình đốt cháy nhiên liệu xăng dầu trong không khí, nhất là vào giờ cao điểm.
• Giảm thiểu việc xây dựng các khu công nghiệp khu chế xuất trong thành phố, chỉ giữ lại các xí nghiệp phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.
• Khuyến khích người dân trồng nhiều cây xanh rộng lớn trong thành phố, thiết lập các dải cây xanh nối liền các khu vực khác nhau của thành phố, nhất là các khu vực, tuyến phố có nhiều phương tiện qua lại và hay xảy ra tình trạng ùn tắc.
▶️ Tái sử dụng, tái chế: Mọi người không nên vứt đồ đi, mà hãy xem xét những món đồ đó có thể tái chế và sử dụng được không. Bởi việc này sẽ giúp tiết kiệm tài nguyên cho Trái đất cũng như tiết kiệm túi tiền cho chính bạn.
Ví dụ như Vỏ chai, bạn có thể tái chế sử dụng để trồng rau, hoa quả.
▶️ Tiết kiệm năng lượng: Hãy tiết kiệm năng lượng bằng cách tắt các thiết bị điện tử như đèn, quạt, ….trước khi ra ngoài để hạn chế tình trạng cháy nổ, gây ô nhiễm không khí.
Hơn hết, các bạn còn có thể sử dụng các nguồn năng lượng sạch và thiết bị sử dụng năng lượng sạch.
LỜI KẾT
Vậy là bài viết trên đây mình đã giải thích tới các bạn đọc về việc ô nhiễm không khí, nguyên nhân gây ô nhiễm, hậu quả và biện pháp phòng tránh, khắc phục ô nhiễm không khí. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để tham khảo hết nội dung của bài viết này. Cá nhân mình hy vọng với một chút thông tin được chia sẻ ở trên đây bạn sẽ biết tầm ảnh hưởng lớn của việc ô nhiễm không khí, đồng thời biết cách hạn chế, giảm tải rác thải… và nhiều thứ khác để bảo vệ môi trường.
Bạn đọc đừng quên ấn nút LIKE & SHARE bài viết này để nhiều người khác cùng biết đến nha!
HÃY TÂM SỰ – Chúc các bạn đảm bảo an toàn sức khỏe khi ô nhiễm không khí đang gia tăng!